Nhắc đến gừng thì đó là một loại củ quen thuộc được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn của người Việt, không chỉ vậy gừng còn có tác dụng đặc biệt trong y học mà chúng ta không thể ngờ tới. Cách trồng gừng cũng không quá khó nên thường được trồng khá phổ biến. Bài viết dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn biết cách trồng gừng hiệu quả tại nhà vừa giúp bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa giúp gia đình bạn giảm một phần chi phí, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về cách trồng gừng hiệu quả nhất tại nhà nhé!
1. Đặc điểm của gừng
Gừng là loại cây thân cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc từ Ấn Độ là , thân gừng cao tầm 1m, củ gừng nhiều đốt, lá gừng có màu xanh đậm dài từ 15 – 30cm và đặc biệt củ gừng có mùi thơm rất đặc biệt nên thường được sử dụng làm gia vị cho các món ăn.
Phân loại gừng: có 2 loại chính đó là gừng trắng và gừng đen
– Gừng trắng: loại gừng này có lá nhỏ, củ to và vỏ có màu trắng, đây là loại gừng được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi bữa ăn của người Việt.
– Gừng đen: loại này thì kích thước củ nhỏ hơn một nửa so với gừng trắng, củ có màu đỏ và thường được sử dụng đề làm thuốc.
2. Công dụng của gừng
Củ gừng thường được sử dụng để làm gia vị các món ăn, ví dụ như làm mứt gừng, làm nước chấm…
Ngoài công dụng làm gia vị thì gừng còn là bài thuốc quý chuyên chữa nhiều loại bệnh như: chữa ho, chống cảm lạnh, chống dị ứng, trị bệnh sỏi thận, giúp giải tỏa cơ thể vì gừng có khả năng làm ấm cơ thể và chống khí lạnh.
3. Chuẩn bị trước khi trồng gừng
Chuẩn bị trước khi trồng gừng là bước đầu tiên quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
a. Giống cây
Bạn nên chọn những củ gừng nhỏ, không sâu bệnh và khó khả năng sinh trưởng tốt. Vì gừng có nhiều loại nên tùy vào mục đích sử dụng để bạn chọn củ giống. Thông thường loại gừng trâu được sử dụng để trồng nhiều nhất vì nó có củ to, ít cay và hiệu quả cao hơn các loại khác. Ngoài trồng trực tiếp thì bạn có thể ươm củ gừng sau một tuần để củ nảy mầm và đem đi trồng.
b. Đất trồng
Gừng rất dễ trồng nhưng để cây phát triển tốt và đảm bảo năng suất củ thì bạn phải chú ý để lựa chọn đất trồng thích hợp, đất phải tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt nhất. Ngoài ra bạn có thể tiến hành trộn đất với tro trấu và phân trùn quế theo tỉ lệ 1:2:1 để cung cấp độ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
c. Chậu trồng
Bạn nên chọn những chậu có thiết kế phù hợp với kích thước của cây, không nhỏ quá để đảm bảo không gian sinh trưởng của cây. Để hiệu quả hơn thì bạn nên chọn chậu đất nung để trồng vì loại này có khả năng thoát nước tốt. Ngoài trồng gừng trong chậu bạn có thể trồng gừng trong bao và trong thùng xốp.
4. Cách trồng gừng hiệu quả tại nhà
Dưới đây là các cách trồng gừng mang lại hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn:
a. Cách trồng gừng bằng củ
Bước 1: Đem củ hành đưa đi ngâm trong nước trước một đêm. Sau 1 đêm ngâm gừng, bạn tiến hành vớt củ gừng ra và cắt thành từng miếng nhỏ có độ dài tầm 1 đốt tay, lưu ý khi cắt tránh cắt trúng mắt gừng.
Bước 2: Cho đất vào ½ phần chậu, nén đất vừa phải và đặt 2 – 3 miếng gừng đã cắt ở trên rồi tiến hành lấp đất lại sao cho đất gần đầy chậu.
Bước 3: Đặt chậu ở những nơi có đủ ánh sáng tốt và tưới nước thường xuyên 1 ngày 2 lần cho gừng nhanh phát triển.
b. Một số cách trồng gừng khác được sử dụng hiện nay
Cách trồng gừng trong bao
Bước 1: Đối với cách trồng gừng trong bao thì bạn phải chuẩn bị 1 cái bao tải, có thể dùng bao xi măng sau đó giặt sạch và đục một ít lỗ dưới đáy bao để tạo độ thoát nước cho cây phát triển.
Bước 2: Cho đất vào 1/3 bao và tiến hành bỏ củ gừng đã được ủ lên mầm vào bao rồi lấp đất lại. Khi trồng xong nhớ tưới nước cho cây để tạo độ ẩm cho cây phát triển.
Cách trồng gừng trong chậu
Bước 1: Ngâm củ gừng trong nước để qua đêm để loại bỏ những mầm bệnh.
Bước 2: Đổ đất vào ½ chậu và tiến hành đem củ gừng bỏ vào chậu rồi lấp đất lại. Lưu ý nên đặt củ gừng cách mặt đất tầm 3cm không được sâu quá.
Cách trồng gừng trong thùng xốp
Bước 1: Tiến hành cho đất vào thùng xốp đã chuẩn bị, đất khi cho vào đã được làm cỏ, tơi xốp, có thể trộn đất với phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.
Bước 2: Đặt củ gừng vào trong thùng và lấp đất lại, củ gừng cách mặt đất tầm 5 – 10cm.
Cách trồng gừng trong nước
Bước 1: Đối với cách này thì ta trồng gừng trong nước mà không cần đất, bạn nên chọn ra những củ gừng đã nảy mầm để đem trồng.
Bước 2: Tiến hành xiên que tăm qua củ gừng rồi đặt vào cốc nước sạch, lưu ý đặt gừng sao cho mầm hướng lên trên nên thay nước cho gừng 1 ngày 2 lần. Sau 2 đến 3 tuần thì ta thấy gừng bắt đầu mọc rễ.
Kỹ thuật trồng gừng cho năng suất cao
Để gừng phát triển cho năng suất cao thì khi trồng nên chú ý đặt củ gừng lên trên các liếp thay vì đặt dưới rãnh. Chú ý nên đặt củ xuôi theo từng hàng để cây phát triển theo 1 hàng nhất định. Cung cấp nước thường xuyên cho cây phát triển khỏe mạnh. Vào mùa mưa thì phải tháo nước thường xuyên để gừng không bị chết do ngập úng.
5. Cách chăm sóc gừng cho năng suất cao
Tưới nước và làm cỏ: Gừng là loại ưa ẩm nên bạn phải tưới nước thường xuyên cho cây để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển tốt và cho củ to hơn, thời gian thích hợp để tưới là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Trong giai đoạn gừng phát triển chồi thì cỏ sẽ mọc nhiều nên phải chú ý làm cỏ bằng tay và vun gốc thường xuyên.
Bón phân: Ở giai đoạn tăng trưởng bạn có thể bón phân Kali để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển củ nhanh. Sau 6 tháng có thể bón kali và phân hữu cơ xen kẽ nhau, lưu ý nên bón phân trực tiếp vào đất. Vào mùa hanh khô, lá bị vàng thì bạn nên phun phân đạm lên lá với nồng độ là 1/1000.
6. Thu hoạch gừng đúng cách
Sau 7 đến 8 tháng trồng thì gừng có thể thu hoạch được, ta dùng cuốc xới nhẹ đất và tiến hành nhổ củ gừng, rũ sạch đất và cắt lấy phần củ rồi rửa sạch để ráo nước.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được những bí quyết để trồng và chăm sóc gừng hiệu quả. Để mỗi khi sử dụng gừng bạn không cần phải chạy ra ngoài chợ, vừa tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo an toàn. Xin cảm ơn và chúc bạn trồng gừng thành công.