Hoa cẩm tú cầu là loài hoa đẹp và hiện nay hoa được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Nhắc đến cẩm tú cầu ai cũng biết đó là loại hoa vừa kiêu sa vừa nữ tính. Không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ mà nó còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngoài công dụng được trồng để làm cảnh trang trí thì cẩm tú cầu còn có công dụng trong y học rất đặc biệt mà chắc hẳn chúng ta không thể ngờ tới được. Cách trồng cẩm tú cầu cũng không quá khó, tuy nhiên để hoa nở đẹp và cho màu đẹp thì bạn cần chú ý chăm sóc đúng cách thì mới đạt được hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi đón xem bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhé!
1. Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu là loài cây thân thảo và mọc quanh năm, lá cây có màu xanh lục, ở mặt lá có nhiều gân và mép lá có hình răng cưa. Thân cây tú cầu nhỏ có chiều cao tầm 30 đến 40cm.
Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau, bông nở thành chùm có hình cầu vồng rất đặc biệt. Đặc biệt loài hoa này chỉ thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
2. Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu được trồng để trang trí nhà cửa, sân vườn để mang lại cho gia chủ sự thoải mái, giảm stress và xóa mờ đi những căng thẳng khi nhìn vào nó.
Trong y học: gốc, rễ và thân cây có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn đối với sức khỏe con người vô cùng cao. Ngoài ra ở một số quốc gia cẩm tú cầu còn được làm quà tặng trong các dịp lễ hay được dùng làm hoa cưới.
3. Các loại hoa cẩm tú cầu
Hiện nay, cẩm tú cầu được phân loại thành 2 loại chính đó là: cẩm tú cầu ôn đới và cẩm tú cầu nhiệt đới.
– Cẩm tú cầu nhiệt đới: có phần lá nhọn dần, thân cây nhỏ và mảnh.
– Cẩm tú cầu ôn đới: có phần thân to, múp máp, lá to tròn.
4. Chuẩn bị trồng hoa cẩm tú cầu
Trước khi trồng hoa cẩm tú cầu cần chuẩn bị:
a. Chọn giống
Thông thường hoa cẩm tú cầu được trồng bằng hạt hoặc cành, bạn nên chọn những hạt giống khỏe mạnh, chắc mẩy, không sâu bệnh và sinh trưởng tốt. Để hiệu quả hơn bạn nên chọn mua giống ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng. Đối với cách giâm cành thì bạn nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh, lá còn xanh tốt, nhánh có nhiều búp.
b. Đất trồng
Đất trồng phải được làm sạch cỏ, có độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cao. Để tốt hơn thì bạn nên trộn lẫn xơ dừa vào trong đất nhằm cải thiện chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt.
c. Chậu trồng
Ngoài trồng trực tiếp ở đất thì bạn có thể chuẩn bị thêm chậu sứ để trồng. Chậu trồng phải có lỗ thoát hơi nước tốt và có kích thước phù hợp với cây.
5. Cách trồng hoa cẩm tú cầu
Dưới đây là 2 cách trồng hoa cẩm tú cầu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn:
a. Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng hạt
Bước 1: Bạn lấy đất đã chuẩn bị trước cho vào chậu, sau đó tiến hành gieo trực tiếp hạt giống lên bề mặt đất và phủ thêm 1 lớp đất nhỏ lên trên hạt.
Bước 2: Đặt chậu ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tốt để kích thích hạt nhanh nảy mầm. Sau khi gieo bạn dùng bình phun sương để phun lên đất để tạo độ ẩm cho đất.
b. Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng cành
Bước 1: Bạn chọn một cành cẩm tú cầu khỏe mạnh, có nhiều búp to ở nách lá, vỏ cây chứa màu gỗ và tiến hành cắt một đoạn cành có chiều dài tầm 30cm để đem đi trồng.
Bước 2: Bạn tiến hành ngâm cành cây vừa cắt vào chậu nước kích rễ trong 3 giờ đồng hồ. Sau đó tiến hành lấy cành cây cắm trực tiếp vào chậu đất. Bạn có thể lấy phần nước kích rễ trước đó để tưới xung quanh gốc cây nhằm giúp cây phát triển rễ sớm.
6. Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước cho cây, vào mùa khô chú ý tưới nước thường xuyên ngày 2 lần, khi thấy cây quá khô thì có thể tưới thêm sao cho phần đất trồng luôn giữ được độ ẩm nhất định.
Tỉa cành: Thời điểm thích hợp nhất để cắt tỉa cây là vào tháng 3-4, nếu cây quá cao thì nên cắt tỉa bớt cành, cắt cành từ đốt thứ 6 tính từ bông xuống gốc. Sau mùa hoa thì bạn nên chừa những cành chưa ra hoa để cây tiếp tục ra hoa vào năm sau.
Bón phân: Sau 6 tuần trồng thì bạn có thể dùng phân chuồng, hoai mục để bón cho cây, lượng phân bón tùy thuộc vào kích thước của cây. Lưu ý không được lạm dụng phân bón quá nhiều vì nó sẽ làm giảm khả năng ra hoa của cây.
Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu bệnh thường xuất hiện ở cây như rệp hay ve nhện đỏ, bệnh đốm lá…Bạn cần chú ý theo dõi cây thường xuyên để phòng trừ sớm. Khi phát hiện sâu bệnh ở cây thì nên cắt bỏ đi phần bị sâu bệnh để tránh lây lan ra các cành khác.
Như vậy cách trồng hoa cẩm tú cầu cũng khá đơn giản và dễ trồng, chỉ cần bạn chú ý chăm sóc tốt thì mang lại hiệu quả cao. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu một phần nào về hoa cẩm tú cầu cũng như áp dụng trong thực tế để trồng cho mình một cây hoa cẩm tú cầu đẹp mắt. Chúc bạn thành công!