Cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà cực đơn giản

Cây lưỡi hổ là cây cảnh phong thủy trồng trong nhà, ban công, trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng trà…cây có sức sống mãnh liệt, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, không sâu bệnh và rất dễ trồng. Bài viết dưới đây Vườn Nhà Kim xin chia sẻ cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà cực kỳ đơn giản.

cay luoi ho
Cây lưỡi hổ thường được trồng và đặt ở phòng làm việc

1. Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.

Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh…Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ có khả năng lấy đi các khí độc như khói thuốc lá, các khí oxit nitơ, rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người.

cach trong cay luoi ho
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng khách giúp thanh lọc không khí

2. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.

Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.

cay luoi ho tru ta
Trồng cây lưỡi hổ giúp xua đuổi ma quỷ, trừ tà

3. Chuẩn bị dụng cụ trồng cây lưỡi hổ

Do cây lưỡi hổ không ưa nước, thế nên đất trồng cây cần đảm bảo độ xốp giúp thoát nước nhanh. Bạn có thể trộn vào đất trồng thông thường một ít đất phù sa, mùn cưa để giúp cây phát triển tốt.

Tùy vào vị trí đặt cây mà bạn có thể chọn chậu lớn hoặc nhỏ tùy thích. Chất liệu chậu thường là gỗ hoặc sứ.

Với những gia đình có diện tích sân vườn lớn. Bạn có thể trồng cây thành viền, tại hàng rào, vườn… vừa mang đến lợi ích về mặt phong thủy. Đồng thời, cây còn giúp thanh lọc không khí để mang đến sức khỏe tốt cho cả gia đình.

cay luoi ho trong tai nha

4. Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách tách cây

Đối với tách cây, ta lợi dụng lúc thay chậu, thay đất hoặc cắt tẻ cây già. Do cây lưỡi hổ phát triển rất nhanh, chỉ sau vài tháng là đẻ ra nhiều cây con, lúc đó ta tiến hành tách các cây và trồng ra các chậu riêng biệt.

Đầu tiên, cần lấy bụi cây ra khỏi chậu mẹ, loại bỏ hết phần đất cũ quanh gốc cây và cắt bỏ bớt phần rễ hư hỏng. Sử dụng một trong hai hỗn hợp đất trồng là đất thịt + phân tỷ lệ 1:1 hoặc xỉ than + phân tỷ lệ 1:1. Tiến hành trộn đều hỗn hợp đất. Có thể thay thế sỉ than bằng đa sỏi (đá dăm). Nếu không có đất thịt và xỉ than, có thể dùng đất thường, đất dinh dưỡng mua tại cửa hàng… Nói chung là tùy bạn linh động, miễn sao đất trồng thoát nước tốt là được.

Tiến hành tách bụi cây lưỡi hổ ra thành những cây đơn lẻ để trồng vào từng chậu riêng. Sau đó cho những cây lưỡi hổ đá tách bụi trước đó và tiến hành trồng, ấn mạnh đất quanh gốc để giữ cây cố định. Sau đó đặt một ít đá sỏi lên mặt chậu để khi tưới không bị trôi đất và trang trí cho đẹp hơn. Chậu lưỡi hổ mới trồng nên tưới ít nước và đặt ở nơi thoáng mát vài ngày trước khi mang ra phơi nắng.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá

Có thể tiến hành giâm lá bất cứ lúc nào trong khoảng từ mùa xuân tới cuối mùa hè. Chọn loại lá non, khỏe với màu đẹp. Cắt ngang sát gốc, chia thành các khúc dài khoảng 5cm và để nó tự liền sẹo.

Sử dụng hỗn hợp đất trồng gồm đá sỏi (đá dăm) và potting mix với tỷ lệ 1:1. Potting mix được bán ngoài cửa hàng là hỗn hợp đất và nhiều thành phần dinh dưỡng. Không bắt buộc phải dùng hỗn hợp đất trên, bạn có thể thay thế bằng cát + than bùn ẩm hoặc linh động thay thế bằng đất khác cũng giống như ở phần 1 trồng bằng tách cây. Chỉ cần yêu cầu thoát nước tốt là được.

Tiếp theo chôn các khúc lá này xuống chậu sao cho đất chỉ lấp đầy 1/2 khúc. Tiến hành xịt nước lên chậu để tạo độ ẩm, đặt chậu ở nơi thoáng mát hoặc có nắng nhẹ, tưới nước đều để cây bén rễ, khoảng 3-4 tuần bắt đầu ra rễ, lúc này bạn có thể tiến hành sang chậu mới nếu muốn.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cây con

Cây lưỡi hổ con bạn có thể mua ở nhà vườn hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Cây sau khi mua về bạn có thể giữ chậu lại hoặc sang qua chậu mới tùy theo sở thích của bạn, sau khi thay chậu xong thì tưới ít nước và đem vào chỗ mát, vài ngày sau đem ra phơi nắng. Với phương pháp này bạn sẽ không tốn nhiều thời gian trồng và chăm sóc.

cham soc cay luoi ho

5. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Việc chăm sóc cây lưỡi hổ cần quan tâm đến các yếu tố và công việc như nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước tưới, bón phân và thời gian thay chậu.

Về nhiệt độ: Cây lưỡi hổ khá sợ rét vì vậy phải đặt nó ở nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C.

Ánh sáng: Cần đặt lưỡi hổ ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới, trường hợp đặt trong bóng râm thì 10 ngày mang ra sáng 1 lần.

Tưới cây: Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng cũng không được để đất quá khô, khi tưới thì tưới phía dưới chậu trước rồi từ từ cao dần lên trên. Nếu mùa mưa và lạnh chỉ cần mỗi 1-2 tháng tưới 1 lần.

Thay chậu: Vào mùa xuân, tiến hành thay chậu, tách cây khi rễ đã đầy cả chậu.

Bón phân: Khoảng thời gian từ mùa xuân sang hè, 1 lần mỗi tháng bón bằng phân giàu potasse. Tránh bón vào mùa lạnh, vì khả năng hấp thụ của cây vào mùa này kém.

cay luoi ho nha trong
Bụi cây lưỡi hổ tại Vườn Nhà Kim

Trên đây là cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà cực đơn giản mà Vườn Nhà Kim vừa chia sẻ đến các bạn. Hi vọng bạn sẽ trồng được loại cây này để bổ xung cho vườn hoa nhà mình một loại cây tuyệt đẹp và có nhiều ý nghĩa trong phong thủy.

Avatar of Vườn Nhà Kim
Tôi thích làm vườn, tôi muốn lan tỏa nguồn tri thức quý báu của nhân loại đến cho bà con nông dân ở mọi miền tổ quốc!

Related Posts

ky thuat cham soc cay ngoc bich

Cách trồng cây ngọc bích trong chậu giúp tăng tài lộc

Cây ngọc bích là loại cây đẹp, dễ trồng, có nhiều ý nghĩa trong phong thủy, mang đến một không gian sinh động tươi mới cho nơi trưng bày, thường…

Read more
dac diem hoa cam tu cau

Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm tú cầu tại nhà

Hoa cẩm tú cầu là loài hoa đẹp và hiện nay hoa được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Nhắc đến cẩm tú cầu ai cũng biết đó là…

Read more
cay kim tien

Cách trồng cây kim tiền tại nhà giúp tăng tài lộc

Cây kim tiền là loại cây cảnh phong thủy dễ trồng, có bụi lá xanh mướt, phát triển tốt nơi ánh sáng thấp, không cần tưới nước thường xuyên, cây…

Read more
cay giu tien trong phong thuy

Cách trồng cây giữ tiền đơn giản tại nhà

Cây giữ tiền là giống cây cảnh mới, được trồng trong nhà giúp cho gia chủ thu về nhiều vượng khí, may mắn, tài lộc, đồng thời giúp bạn giữ…

Read more
hoa lay on no dung tet

Hướng dẫn cách trồng hoa lay ơn nở đẹp tại nhà

Hoa lay ơn là loài hoa được ưa chuộng ở khắp mọi. Loài hoa này được dùng để trang trí vào ngày tết vì nó có ý nghĩa mang lại…

Read more
cach trong cay truong sinh

Cách trồng cây trường sinh siêu đơn giản cho người mê cây

Cây trường sinh có hình dáng nhỏ nhắn, có vẻ ngoài đẹp hút mắt, có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, dễ chăm…

Read more