Chúng ta thường biết đến loại cây đinh lăng được dùng làm để trang trí nhà cửa, chùa chiền, bệnh viện hay được sử dụng để làm gia vị nhưng đã bao giờ bạn biết ngoài những tác dụng trên đinh lăng còn trị được rất nhiều bệnh hiệu quả nhưng giá của nó lại vô cùng rẻ mà chắc chúng ta ai cũng không ngờ tới được. Cách trồng cây đinh lăng rất dễ vì nó có độ thích nghi vô cùng tốt, tuy nhiên để cây phát triển và sinh trưởng tốt thì chúng ta phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!
1. Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây thân gỗ sống lâu năm, chiều cao của cây khoảng từ 1 – 1,5m và lá có hình lưỡi cưa và đặc biệt với loài cây này rễ phát triển rất tốt.
Phân loại cây đinh lăng theo kích thước hình dạng: đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng viền bạc, đinh lăng lá to, đinh lăng tròn.
Phân loại theo cách phổ biến gồm: đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.
2. Công dụng của cây đinh lăng
Dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn về công dụng đặc biệt của cây đinh lăng:
– Giúp chữa lành vết thương, trị sưng khớp.
– Trị bệnh phong thấp, tê chân tay.
– Chữa chứng thiếu máu, mệt mỏi, tăng cường sức khỏe cho những người bị suy nhược cơ thể.
– Trị sốt, ho hiệu quả.
3. Trồng cây đinh lăng cần chuẩn bị những gì?
Chọn giống
Đinh lăng nếp: có phần thân mịn không có gai, lá nhỏ và được dùng để ăn như các loài rau. Đinh lăng nếp có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Đinh lăng tẻ: loại này thì lá to và dày, thân sần và phần củ nhỏ hơn đinh lăng nếp. Thông thường thì khi trồng người ta sẽ chọn đinh lăng nếp trồng vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chọn đất trồng
Chọn đất có độ tơi xốp, độ ẩm trung bình và có thể trộn phân trùn quế với đất theo tỉ lệ 1:2. Để cây đinh lăng sinh trưởng tốt hơn thì bạn nên chuẩn bị đất trước 15 ngày.
Chọn chậu trồng
Chậu trồng có đường kính tối thiểu 30cm, loại cây này phát triển rất tốt nên có thể chọn chậu có kích thước lớn thì càng tốt. Đặc biệt chậu phải có lỗ thoát nước tốt tránh trường hợp cây bị chết do ngập úng.
4. Mách bạn cách trồng cây đinh lăng hiệu quả, phổ biến hiện nay
Cách trồng cây đinh lăng bằng cành
Bước 1: Loại bỏ những tạp chất có trong đất và tiến hành trộn đất với 1% supe lân tính và 9% phân chuồng dựa theo tỉ lệ của bầu.
Bước 2: Tiến hành cho đất vào 3/4 túi bầu rồi giâm cành và đặt bầu vào luống để dễ dàng chăm sóc, lưu ý bầu phải được chọc thủng phần cạnh và góc. Nếu trồng đinh lăng với số lượng nhiều ta nên thiết kế các luống đất có độ sâu 15-20cm, đất được cày cho tơi xốp, khoảng cách giữa các hố trồng mỗi cây là 50cm. Sau đó đặt bầu cây vào hố để trồng và lấp đất, nên tưới nước và chăm sóc thường xuyên để cây phát triển tốt.
Cách trồng cây đinh lăng lấy củ
Với cách trồng này bạn nên trồng theo từng hốc có độ sâu 35 – 40cm, đường kính 1m, chú ý lót dưới đáy hố một miếng nilon. Sau đó tiến hành trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục lấp đầy hố, nén đất chặt và trồng cây đã được ươm trước vào, mỗi cây cách nhau 50cm. Tưới nước cho cây và vun đất thành vòng tròn để cây có rãnh thoát nước. Bạn có thể giữ ẩm cây bằng cách ủ bèo tây vào gốc cây. Thông thường sau 3 năm cây mới có củ.
Cách trồng cây đinh lăng làm cảnh
Nếu bạn muốn tự trồng cho mình một cây đinh lăng làm cảnh thì cũng rất đơn giản.
Trộn lẫn phần đất trồng chuẩn bị trước với phân hữu cơ hoai mục cùng với một ít trấu. Để cây phát triển và mang tính thẩm mỹ cao thì nên chuẩn bị một chậu lớn.
Tiến hành lấy hom giống đã đã nhân giống trồng trực tiếp vào chậu, chú ý tưới nước thường xuyên cho cây để cây phát triển tốt.
Cách trồng cây đinh lăng trong chậu
Bước 1: Khi đã chuẩn bị đủ dụng cụ trồng, bạn tiến hành lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm trực tiếp vào chậu cây chứa đất, vun đất vào gốc cây và nén chặt.
Bước 2: Tưới nước cung cấp độ ẩm cho cho cây thường xuyên, đặt cây ở nơi có ánh sáng tốt.
5. Cách chăm sóc cây đinh lăng giúp tăng năng suất
Phòng trừ sâu bệnh: Ở giai đoạn đầu mới trồng cây chú ý phòng ngừa sâu xám, rệp, sâu ăn lá để đảm bảo cây phát triển tốt. Bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi bạn nên cắt tỉa bớt lá và cành để tránh sâu bệnh.
Bón phân: Sau 5 ngày trồng có thể hòa nước với supe lân để bón kích thích sự phát triển của rễ cây.
Đối với trồng cây diện tích lớn nên:
– Bón thúc lần 1: khi cây ra lá thì bón 8 -10kg đạm ure/sào.
– Bón thúc lần 2: Sau 5 tháng bón 20kg lân supe với 8kg đạm ure và 4kg kaly.
– Từ năm 2 trở đi nên bón 10 – 15kg lân NPK 3 – 4 tạ phân chuồng/sào.
Tưới nước: Tưới nước thường xuyên cho cây để cung cấp đầy đủ độ ẩm.
Ánh sáng: đặt cây ở nơi có nhiệt độ tốt, thường xuyên cắt tỉa lá cho cây.
6. Thu hái cây đinh lăng
Đối với cây đinh lăng thì lá sẽ được thu hoạch trước so với thân và vỏ, lá khi thu hoạch đem phơi thật khô.
Vỏ và thân sẽ được thu hoạch vào năm thứ 2, khi thu hoạch nên tách riêng vỏ và thân ra rồi tiến hành sấy khô.
Trên đây là cách trồng cây đinh lăng mà chúng chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong bài viết sẽ giúp ích bạn bạn được một phần nào trong việc áp dụng trồng cây đinh lăng tại nhà.